Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015

LẬP KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

moi-truong
1. ĐỐI TƯỢNG PHẢI ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Theo khoản 1 điều 18 Chương V kế hoạch bảo vệ môi trường của nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định như sau:
- Dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II Nghị định này.
- Phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ cở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại phụ lục IV nghị định18/2015/NĐ-CP không phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, đồng thời không thuộc Phụ lục II Nghị định này
2. THỜI HẠN XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
- Theo khoản 3 điều 32 trách nhiệm tổ chức thực hiện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường tại Luật bảo vệ môi trường quy định : trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận dược kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền quy định tại các khoản 1 và khoản 2 điều 32 này phải xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; trường hợp không xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nên rõ lý do.
Thời gian thực hiện Lập Bản kế hoạch: 30 ngày ( bao gồm ngày đợi xác nhận từ cơ quan chức năng). Công ty Thảo Nguyên Xanh  thực hiện trọn gói đến khi báo cáo được cơ quan chức năng xác nhận.
- Thanh toán: 100% sau khi hoàn tất
3. CÔNG VIỆC:
- Thu thập điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn khu vực thực hiện dự án.
- Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, KT- XH khu vực thực hiện dự án.
- Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án.
- Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án.
- Xác định các nguồn gây ô nhiễmc của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất tải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh.
- Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án.
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án.
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường.
- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất  thải rắn từ hoạt động của dự án.
- Xây dựng chương trình giám sát môi trường.
- Soạn thảo hồ sơ, in ấn báo cáo
- Chỉnh sửa, bổ sung báo cáo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- Trình nộp cơ quan có thẩm quyền
- Trình nộp lại Phòng tài nguyên và môi trường sau chỉnh sửa.
- Nhận Giấy xác nhận Bản kế hoạch bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp

LẬP ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT

ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT

Tại sao phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Đề án bảo vệ môi trường chi tiết là hồ sơ cần thực hiện đối với các Dự án sản xuất kinh doanh có Quy mô thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đã đi vào hoạt động hoặc thi công xây dựng nhưng chưa được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Nếu bạn đang cần lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết cho công ty của bạn mà chưa hiểu phải bắt đầu như thế nào cần chuẩn bị giấy tờ gì, thủ tục làm sao và chi phí bao nhiêu hay bạn cần mẫu đề án bảo vệ môi trường chi tiết mới nhất năm 2015 hãy liên hệ với công ty môi trường Chúng tôi để được hướng dẫn và tư vấn miễn phí thủ tục lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết và hoàn thiện hồ sơ này 1 cách nhanh nhất tiết kiệm chi phí tối đa.
              

Đối tượng thực hiện lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết

  • Dự án sản xuất, kinh doanh có quy mô đã quy định trong nghị định 18/2015/NĐ-CP và luật bảo vệ môi trường 2015
  • Đã hoạt động hoặc đã thi công xây dựng.
Có 2 loại hồ sơ đề án bảo vệ môi trường chi tiết mà bạn nên cần chú ý là:
  • đề án bảo vệ môi trường chi tiết cấp sở
  • đề án bảo vệ môi trường chi tiết cấp bộ

Luật quy định về hồ sơ đề án bảo vệ môi trường chi tiết

  • Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13
  • Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường
  • Nghị định số 35/2014/NĐ – CP ngày 29/04/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số đói tượng của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
  • Nghị định số 29/2011/NĐ – CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường (Điều 12, Phần Phụ lục)
  • Thông tư số 22/2014/TT- BTNMT ngày 05/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định và hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29/04/2014 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường
  • Thông tư số 01/2012/TT- BTNMT ngày 18/04/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và xác nhận việc thực hiện đề án, lập và đăng ký  (Điều 3 – 11).
Hồ sơ cần thiết để lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết
  • Giấy đăng ký kinh doanh/ Giấy phép đầu tư.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất.
  • Sơ đồ vị trí dự án.
  • Bản vẽ Mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, nước thải.
  • Bản vẽ các hệ thống xử lý môi trường (nếu có).
  • Các hồ sơ môi trường hiện có: Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, hợp đồng thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp, chất thải nguy hại.
  • Trong một số trường hợp cụ thể, hồ sơ có thể tăng hoặc giảm một số loại.
Quy trình lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết
  • Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng hoạt động của Công ty.
  • Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án.
  • Khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH liên quan đến hoạt động của Công ty:
  • Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn, xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
  • Thu mẫu nước thải, mẫu không khí tại nguồn thải và khí xung quanh khuôn viên dự án, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm.
  • Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.
  • Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.
  • Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường cho các hạng mục còn tồn tại.
  • Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
  • Xây dựng chương trình giám sát môi trường.
  • Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án  
  • Thành lập đoàn kiểm tra thực tế về việc bảo vệ môi trường tại công ty.
  • Thẩm định và Quyết định phê duyệt.
Cơ quan tiếp nhận, thẩm định đề án bảo vệ môi bảo vệ môi trường chi tiết
Tùy theo quy mô và vị trí dự án, cơ quan tiếp nhận, thẩm định đề án  là một trong các cơ quan sau:
  • Sở Tài nguyên và Môi trường.
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Các bộ khác.
Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và thay mặt quý vị thực hiện với chi phí hợp lý nhất, chất lượng tốt nhất !
    Hãy gọi cho chúng tôi 0934.706.734, 0987.767.053, 08.66827231

LẬP ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN

ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN

 A. Cơ sở phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản
1. Cơ sở phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, gồm:
a) Cơ sở không có một trong các văn bản sau: Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường;
b) Cơ sở đã có một trong các văn bản sau: Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, khi cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung (trước ngày Nghị định số 18/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) hoặc thuộc đối tượng phải lập lại bản cam kết bảo vệ môi trường (theo quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) nhưng không có giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung hoặc văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường mà hiện tại đã hoàn thành việc cải tạo, mở rộng, nâng công suất;
c) Cơ sở đã có giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường, khi cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung (trước ngày Nghị định số 18/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) hoặc thuộc đối tượng phải lập lại bản cam kết bảo vệ môi trường (theo quy định tại Nghị định số  18/2015/NĐ-CP) nhưng không có giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung hoặc văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường mà hiện tại đã hoàn thành việc cải tạo, mở rộng, nâng công suất;
d) Cơ sở đã có giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản, khi cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường nhưng không có văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường mà hiện tại đã hoàn thành việc cải tạo, mở rộng, nâng công suất;
đ) Cơ sở đã khởi công và đang trong giai đoạn chuẩn bị (chuẩn bị mặt bằng), đã hoàn thành giai đoạn chuẩn bị và đang trong giai đoạn thi công xây dựng nhưng chưa có văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
2. Chủ cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản quy định tại Thông tư 26/2015/TT-BTNMT và gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để xem xét, xác nhận.
                              
B. Quy trình lập, đăng ký và xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản
Lập, đăng ký và xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản được thực hiện theo quy trình tại Phụ lục kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT, gồm các bước sau đây:
1. Chủ cơ sở quy định tại Thông tư 26/2015/TT-BTNMT lập và gửi hồ sơ đề nghị đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản  đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho cơ quan thường trực đăng ký tiến hành xem xét hồ sơ. Trường hợp nội dung hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định  thì có văn bản thông báo chủ cơ sở để hoàn thiện.
3. Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan thường trực đăng ký tiến hành xử lý hồ sơ. Trường hợp cần thiết, tiến hành kiểm tra thực tế tại cơ sở và lấy ý kiến của cơ quan, chuyên gia.
4. Cơ quan thường trực đăng ký tổng hợp, xử lý và thông báo kết quả xử lý cho chủ cơ sở (nếu có).
5. Chủ cơ sở thực hiện đúng các yêu cầu được thông báo (nếu có).
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
7. Cơ quan thường trực đăng ký chứng thực và gửi đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã xác nhận.
C. Lập, gửi hồ sơ đề nghị đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản
Chủ cơ sở thuộc đối tượng phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản có trách nhiệm:
1. Lập hoặc thuê tư vấn lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản. Cấu trúc và nội dung của đề án bảo vệ môi trường đơn giản được quy định như sau:
a) Đối với cơ sở thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư mà có tính chất quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định của danh mục tại Phụ lục  ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP thực hiện theo quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;
b) Đối với cơ sở không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải từ quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện theo quy định tại Phụ lục 19b kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.
2. Gửi qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở; trường hợp cơ sở nằm trên địa bàn của từ hai (02) đơn vị hành chính cấp huyện trở lên, chủ cơ sở tự lựa chọn một (01) trong số đơn vị hành chính cấp huyện đó để gửi hồ sơ đăng ký; hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Một (01) văn bản của chủ cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT;
b) Năm (05) bản đề án bảo vệ môi trường đơn giản được đóng quyển, có bìa và trang phụ bìa theo mẫu quy định; trường hợp cần thiết theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp huyện, chủ cơ sở có trách nhiệm gửi bổ sung số lượng bản đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo yêu cầu.
D. Thẩm quyền, thời hạn xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản; cơ quan thường trực đăng ký
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức việc đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản và xem xét, cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho chủ cơ sở (sau đây gọi là giấy xác nhận).
2. Thời hạn cấp giấy xác nhận:
a) Tối đa ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với đề án bảo vệ môi trường đơn giản của cơ sở nằm trên địa bàn của từ hai (02) đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;
b) Tối đa hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với đề án bảo vệ môi trường đơn giản của cơ sở nằm trên địa bàn của một (01) đơn vị hành chính cấp huyện;
c) Thời hạn quy định không bao gồm thời gian mà chủ cơ sở hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan thường trực đăng ký trong quá trình xem xét hồ sơ.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện xác định cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường của mình để giúp và làm thường trực trong việc tổ chức đăng ký, xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản (sau đây gọi là cơ quan thường trực đăng ký).
E. Xem xét, hoàn chỉnh hồ sơ, cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản; lập và đăng ký lại đề án bảo vệ môi trường đơn giản
1. Kiểm tra hồ sơ: Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định, trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực đăng ký có văn bản thông báo cho chủ cơ sở biết để hoàn chỉnh. Trường hợp hồ sơ đúng quy định, cơ quan thường trực đăng ký tổ chức xem xét, đánh giá, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo quy định.
2. Xem xét, đánh giá đề án bảo vệ môi trường đơn giản: Cơ quan thường trực đăng ký tổ chức xem xét, đánh giá đề án; trường hợp cần thiết, tổ chức đoàn kiểm tra đến khảo sát, kiểm tra thực tế tại cơ sở, mời chuyên gia viết nhận xét về đề án, xin ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan (trường hợp địa điểm của cơ sở có nằm trên địa bàn của đơn vị hành chính cấp huyện khác) để đánh giá đề án; có văn bản thông báo cho chủ cơ sở biết một trong hai (02) trường hợp sau đây (chỉ một lần duy nhất):
a) Đề án bảo vệ môi trường đơn giản phải chỉnh sửa, bổ sung để được cấp giấy xác nhận đăng ký, kèm theo yêu cầu cụ thể về việc chỉnh sửa, bổ sung;
b) Đề án bảo vệ môi trường đơn giản không đủ điều kiện cấp giấy xác nhận đăng ký (nêu rõ lý do).
3. Đối với đề án bảo vệ môi trường đơn giản không phải chỉnh sửa, bổ sung hoặc đã được chủ cơ sở chỉnh sửa bổ sung theo đúng yêu cầu, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo mẫu quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.
4. Đối với đề án bảo vệ môi trường đơn giản không đủ điều kiện cấp giấy xác nhận đăng ký, chủ cơ sở có trách nhiệm lập lại đề án bảo vệ môi trường đơn giản và gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để đăng ký lại theo quy định tại Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.
F. Chứng thực và gửi đề án bảo vệ môi trường đơn giản
1. Sau khi đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã được đăng ký, cơ quan thường trực đăng ký chứng thực vào mặt sau của trang phụ bìa của đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo mẫu quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.
2. Cơ quan thường trực đăng ký có trách nhiệm gửi và lưu đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã chứng thực theo yêu cầu như sau:
a) Trường hợp địa điểm của cơ sở nằm trên địa bàn của một (01) đơn vị hành chính cấp huyện: Gửi giấy xác nhận đăng ký kèm theo đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã chứng thực cho chủ cơ sở một (01) bản, Sở Tài nguyên và Môi trường một (01) bản, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm của cơ sở một (01) bản, lưu một (01) bản;
b) Trường hợp địa điểm của cơ sở nằm trên địa bàn của từ hai (02) đơn vị hành chính cấp huyện trở lên: Ngoài việc gửi và lưu như quy định tại điểm a khoản này, còn phải gửi giấy xác nhận đăng ký kèm theo đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã chứng thực cho Ủy ban nhân dân cấp huyện khác nơi có địa điểm của cơ sở mỗi nơi một (01) bản.
G. Trách nhiệm của chủ cơ sở sau khi đề án bảo vệ môi trường đơn giản được đăng ký
Sau khi đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã được xác nhận, chủ cơ sở có trách nhiệm như sau:
1. Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung của đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã được đăng ký.
2. Trong giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi công xây dựng, giai đoạn vận hành, cơ sở quy định tại Thông tư  26/2015/TT-BTNMT có thay đổi quy mô, công suất, công nghệ và các thay đổi khác có liên quan đến vấn đề môi trường mà phần nội dung cũ và phần nội dung thay đổi đó có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP thì chủ cơ sở phải thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định pháp luật về đánh giá tác động môi trường.
3. Trong giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi công xây dựng, giai đoạn vận hành, cơ sở quy định tại Thông tư 26/2015/TT-BTNMT có thay đổi quy mô, công suất, công nghệ và phải lập dự án đầu tư tương đương với đối tượng quy định tại Thông tư 26/2015/TT-BTNMT thì phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo quy định tại Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.
4. Trong giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi công xây dựng, giai đoạn vận hành, cơ sở quy định tại Thông tư này có thay đổi quy mô, công suất, công nghệ và các thay đổi khác có liên quan đến vấn đề môi trường nhưng chưa đến mức phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP phải có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện đã cấp giấy xác nhận đăng ký đề án và chỉ được thực
    Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và thay mặt quý vị thực hiện với chi phí hợp lý nhất, chất lượng tốt nhất !
    Hãy gọi cho chúng tôi 0934.706.734, 0987.767.053, 08.66827231

LẬP BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ

LẬP BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ

Lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là cơ sở để Công ty biết rõ về hiện trạng chất lượng môi trường của mình từ đó có thể đề ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả nhằm đạt các Tiêu chuẩn môi trường theo quy định. Hơn nữa kết quả giám sát chất lượng môi trường sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đánh giá về công tác bảo vệ môi trường của Công ty.

Mục tiêu của việc lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ
-    Đánh giá hiện trạng môi trường của Công ty
-    Công tác thực hiện bảo vệ môi trường của Công ty.
-    Nêu ra một số biện pháp bảo vệ môi trường mà Công ty sẽ tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.
Các thông số kiểm soát:
-    Chất lượng không khí xung quanh và môi trường lao động.
-    Chất lượng khí thải.
-    Chất lượng nước thải.
-    Chất thải rắn.
-    Vệ sinh lao động.
Các bước thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ
-    Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án
-    Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án
-    Lấy mẫu nước thải, mẫu khí xung quanh và tại ống khói, lấy mẫu đất, mẫu nước ngầm
-    Đánh giá chất lượng môi trường
-    Đánh giá tác động của từng nguồn gây ô nhiễm
-    Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố
-    Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án
-    Trình nộp báo cáo lên các cơ quan có chức năng (Sở TNMT, các Phòng Môi trường Quận Huyện, Hepza…
Thời gian thực hiện
-    Báo cáo sáu tháng đầu năm: nộp trước ngày 30/07 hằng năm
-    Báo cáo sáu tháng cuối năm: nộp trước ngày 30/01 năm sau
Cơ sở pháp lý
-    Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về việc “quản lý chất thải rắn”.
-    Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên & Môi trường về việc “hướng dẫn điều kiện ngành nghề, thủ tục lập hồ sơ, đăng ký cấp giấy hành, mã số quản lý chất thải nguy hại”.
-    Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc “ban hành danh mục chất thải nguy hại”.
-    Luật Bảo vệ môi trường ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2014. Ngày có hiệu lực: 01/01/2015.
-    Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một só điều của Luật Bảo vệ môi trường. Ngày có hiệu lực: 01/4/2015.
-    Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ qui định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Ngày có hiệu lực 1/4/2011.
-    Thông tư số    /    /TT-BTNMT ngày   tháng   năm    của Bộ Tài nguyên và Môi trường qui định chi tiết một số điều của nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ về qui định quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Hiệu lực thi hành: ngày   /    /   .
Đối tượng phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ
Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang hoạt động 
Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và thay mặt quý vị thực hiện với chi phí hợp lý nhất, chất lượng tốt nhất, hãy gọi cho chúng tôi 0934.706.734, 0987.767.053, 08.66827231

CÔNG TY MÔI TRƯỜNG THẢO NGUYÊN XANH

Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Môi trường Thảo Nguyên Xanh trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã, đang và sẽ tin tưởng các dịch vụ của chúng tôi. Với triết lý hành động: Thảo Nguyên Xanh Cho Cuộc Sống Trong Lành, chúng tôi hân hạnh được sát cánh cùng sự thịnh vượng của quý vị và sự phát triển bền vững của hành tinh chúng ta. Thưa quý vị, các vấn đề về môi trường luôn là những vấn đề nóng bỏng thu hút không ít sự quan tâm của toàn xã hội. Chính vì vậy, các cơ quan chức năng có thẩm quyền luôn giám sát chặt chẽ các tiến trình hoạt động ảnh hưởng tới môi trường. Đồng thời chúng tôi hiểu rằng, quý vị luôn luôn mong muốn có trách nhiệm với cuộc sống xung quanh và thế hệ mai sau.  Để cùng với quý vị chung tay bảo vệ môi trường, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Môi trường Thảo Nguyên Xanh đem lại cho quý vị niềm an tâm tuyệt đối vào chất lượng tốt nhất, giá thành hợp lý nhất đối với mọi dịch vụ của chúng tôi.
Công ty môi trường uy tín nhất Tp.Hồ Chí Minh

    Là đơn vị hàng đầu, có nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ kĩ sư, thạc sĩ, tiến sĩ đầu ngành trong lĩnh vực xử lý các vấn đề liên quan tới môi trường, chúng tôi luôn được nhiều doanh nghiệp tin tưởng vào các dịch vụ:
Tư vấn môi trường
-  Lập báo cáo giám sát chất lượng môi trường
-  Lập kế hoạch  bảo vệ môi trường 
- Lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản, chi tiết
-  Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
-  Chương trình giám sát môi trường 
-  Giấy phép khai thác nước ngầm
-  Hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Thiết kế, Thi công
-    Công trình cấp thoát nước
-     Hệ thống xử lý nước thải
-    Xử lý khí thải, bụi, hơi hóa chất...
Cung cấp
-    Hóa chất, máy móc, thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường 
-    Bảo trì, sửa chữa, vận hành hệ thống xử lý môi trường
Chúng tôi tin rằng doanh nghiệp quý vị sẽ phát triển không ngừng và chúng tôi sẽ là những đối tác tin cậy của quý vị.
Trân trọng cảm ơn!
 Các đơn vị có nhu cầu về lĩnh vực môi trường, xin vui lòng liên hệ: 0934.706.734, 0987.767.053, 08.668.27.231 để được phục vụ